Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì và cách điều trị

Published on

Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Tuy không làm nguy hại đến tính mạng của bệnh nhân, nhưng nó lại khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn và khó chịu trong cuộc sống, trong đó gây nhiều hệ quả xấu là thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Vậy căn bệnh này là như nào, nguyên nhân, triệu chứng và có cách nào điều trị không? Mời các bạn cùng đọc và tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

>>>> Xem thêm:  Mổ thoát vị đĩa đệm có chữa được tận gốc bệnh không và chi phí thế nào?

Bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là như nào?

Giũa các đốt sống của con người tồn tại một cơ quan gọi là đĩa đệm. Đĩa đệm có tác dụng như một chiếc lò xo giảm xóc và giúp bảo vệ cột sống khỏi những ngoại lực tác động vật lý.

Khi các đĩa đệm này di chuyển ra khỏi vị trí của nó, hoặc nhân nhày bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống bên trong thì người ta gọi đấy là thoát vị đĩa đệm.

Bất kỳ đốt sống nào trên cột sống cổ, ngực và thắt lưng có thể xảy ra thoát vị đĩa đệm. Tùy thuộc vào vị trí của đĩa đệm mà sẽ được phân chia ra thành các loại bệnh thoát vị đĩa đệm khác nhau.

Theo tiêu chí phân loại của Rothman và Marvel, dựa theo sự tác động của khối thoát vị vào dây thần kinh và tủy sống thì bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành 3 loại như sau:

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: với đĩa đệm chèn ép lên tủy sống, gây ra các căn bệnh về tủy sống.

Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm: đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên cả rễ thần kinh và tủy sống.

Thoát vị đĩa đệm lỗ ghép: chủ yếu tác động lên các rễ thần kinh.

Đây là sự phân loại một cách rõ ràng và chính xác dựa trên sự tác động và ảnh hưởng của khối thoát vị với các bộ phận liên quan. Trong đó, bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm sẽ chèn ép trực tiếp lên tủy sống và mạch máu đi nuôi dưỡng tủy sống, gây ra tình trạng viêm nhiễm và thiếu máu. Đặc biết nếu tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cho tủy sống bị thoái hóa, hư hỏng rất khó để có thể hồi phục.

 

Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Để chẩn đoán bệnh sẽ trải qua 2 giai đoạn là chẩn đoán cận lâm sàng và chẩn đoán lâm sàng.

Chẩn đoán cận lâm sàng là thăm hỏi các dấu hiệu, triệu chứng, cùng với đó là việc quan sát và khám qua vùng bị thoát vị đĩa đệm.

Chẩn đoán lâm sàng là thực hiện bằng các nghiệp vụ kĩ thuật chuyên biệt, ứng dụng qua công nghệ khoa học kĩ thuật hiện đại, để xác định một cách chính xác nhất vị trí và tình trạng của thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.

Có 3 biện pháp thường sử dụng để chẩn đoán là:

Chụp X-quang.

Chụp vi tính cắt lớp.

Chụp cộng hưởng từ MRI.

 

Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết rõ nhất về tình trạng bệnh của mình, cũng như phương hướng để điều trị. Việc chẩn đoán sớm này cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt, giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh. Tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, teo cơ, yếu liệt, đau thần kinh tọa...

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Cũng giống như các dạng bệnh thoát vị đĩa đệm khác, thoát vị đĩa đệm thể trung tâm sẽ có 2 đường hướng điều trị là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa là thực hiện các tác động không sử dụng dao kéo, để giúp giảm đau và chữa trị cho bệnh nhân. Cách này thường kết hợp giữa việc uống thuốc và sử dụng vật lý trị liệu.

Thuốc uống gồm thuốc Tây y, thuốc Đông y và thuốc Nam kết hợp đan xen với các bài tập vật lý trị liệu, để cho bệnh mau lành và phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được sử dụng loại thuốc thích hợp. Bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đối với các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thể trung tâm mà các biện pháp điều trị nội khoa không có tác dụng thì sẽ tiến hành các biện pháp điều trị ngoại khoa. Ca phẫu thuật sẽ được tiến hành để giải phóng vùng bị chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm đã bị hư hỏng.

 

To be informed of the latest articles, subscribe:
Comment on this post